Internet vạn vận hay còn được gọi là IoT (Internet of Things) là một khái niệm mới và thú vụ tuy nhiên chưa được nhiều người biết đến. Những ứng dụng IoT có thể có mặt ở hầu hết các lĩnh vực trong đời sống và đây chắc chắn là xu hướng trong tương lai sắp tới. Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu 5 ứng dụng phổ biến của IoT trong cuộc sống hiện đại.
5 Ứng Dụng Phổ Biến Của IoT
Trước khi tìm hiểu về các ứng dụng của chúng, nếu bạn nào chưa hiểu những khái niệm cơ bản về công nghệ này có thể tham khảo bài viết >> IoT và những thách thức
Thông qua bài viết này bạn có thể hiểu được khái niệm cơ bản nhất về IoT.
Kế đến, chúng ta sẽ cùng đến với 5 ứng dụng phổ biến về IoT.
1. Hệ Thống Quản Lý Tự Động Tại Các Tòa Nhà
Đây có lẽ là một ứng dụng phổ biến nhất trong tương lai của IoT. Các tòa nhà lớn đòi hỏi sự kiểm tra giám sát lớn sẽ được giúp đỡ rất nhiều bởi công nghệ này. Các hệ thống có thể sử dụng như ánh sáng, điều hòa không khí, hệ thống thông tin liên lạc, giải trí, an ninh sẽ được tự động để nâng cao sự tiện lợi thoải mái mà tốn ít công sức hơn cho hệ thống quản lý.
Ngoài ra, các hệ thống cảm biến sẽ thu thập được các thông tin về người sử dụng trong tòa nhà từ đó tối ưu hóa được chi phí hoạt động. Ngay cả trong 1 phòng làm việc có tích hợp các thiết bị Iot cũng có thể thu thập dữ liệu và hình dung được thói quen của những người dùng thường xuyên ở trong căn phòng đó. Tại các trung tâm thương mại, IoT giúp các nhà quản lý hiểu được hành vi mua sắm của khách hàng từ đó tối ưu hóa hoạt động bán hàng. Chúng ta đã thấy hãng thương mại điện tử lớn nhất thế giới Amazon đã cho thử nghiệm những cửa hàng hiện đại như vậy.
Bên cạnh những ứng dụng hữu ích, chúng có thể mang đến những hiểm họa cho người dùng nếu các thông tin đó không được bảo mật. Nếu rơi vào tay kẻ xấu, đây sẽ là vũ khí nguy hiểm đối với tất cả mọi người.
>> Tham khảo bài viết 5 mối quan tâm bảo mật với công nghệ IoT
2. IoT Trong Nhà Máy Sản Xuất
Với các thiết bị tích hợp thông minh thì những lợi ích mang đến cho các nhà máy sản xuất là vô cùng nhiều. Điều đầu tiên có thể kể đến đó là khả năng tiết kiệm chi phí. Các máy móc được kết nối sẽ truyền các dữ liệu sản xuất, từ đó ta có thể phân tích và tối ưu hóa quá trình sản xuất. Người lập trình cũng có thể xây dựng các quy chuẩn sản phẩm cho máy móc, nếu chúng bị sai lệch thì có thể tự động khắc phục. Ngay cả nững lỗi hỏng máy móc thậm chí cũng có thể được ứng dụng IoT để có thể sửa tự động.
Với việc sản xuất thông minh góp phần làm giảm bớt phụ phẩm khi sản xuất, xác định được các sản phẩm lỗi hỏng và có điều chỉnh. Các cảm biến được tích hợp có thể nhận biết được tò rỉ chất lỏng hay sự thay đổi áp xuất, ... để có thể cảnh báo cho người quản lý biết. Từ các ứng dụng đó ta có thể thấy được rằng các nhà máy sẽ hoạt động hiệu quả hơn mà không tốn nhiều người có mặt.
Ngoài ra, các thiết bị IoT sẽ kế nối nhà máy với các ứng dụng trên internet như các hệ thống lưới điện thông minh hay dùng chung các phương tiện sản xuất từ đó giúp hệ thống sản xuất trở nên linh hoạt hơn.
3. IoT Trong Giao Thông Thông Minh
Các thiết bị IoT có thể được tích hợp trong các hệ thống thông tin, kiểm soát và xử lý nhiều hệ thống giao thông vận tải. Việc sử dụng công nghệ IoT sẽ giúp các thành phần của hệ thống này được kết nối và tương tác với nhau. Điều này cho phép điều khiển giao thông thông minh hơn, bãi đậu xe linh hoạt hơn, hệ thống thu phí điện tử online, quản lý số lượng, lưu lượng xe, hỗ trợ đảm bảo an toàn, ... Các hệ thống sẽ tính toán và điều tiết để giảm, tăng lưu lượng giao thông, các hệ thống cứu hộ linh hoạt để cứu người, ... Hoặc đơn giản là gắn các cảm biến 2 bên đường để có thể nhận dạng ngày đêm từ đó bật tắt đèn hợp lý.
4. IoT Trong Nông Nghiệp
Đây có lẽ là ứng dụng sẽ giúp giảm rất nhiều nhân công trong lĩnh vực này. Các thiết bị IoT là các cảm biến sẽ được kết nối và cung cấp thông tin về các thông số như độ ẩm, nhiệt độ, không khí, áp suất, ánh sáng, ... Khi có thể biết và kiểm soát được các yếu tố này sẽ giúp tăng năng suất cây trồng, giảm số lao động, ...
5. IoT Trong Y tế
Các thiết bị cảm biến IoT có thể giúp theo dõi sức khỏe từ xa hay thông báo khẩn cấp khi cần. Các cảm biến này cũng có thể theo dõi sức khỏe của người già tại các không gian sống, các viện dưỡng lão từ đó giúp chăm sóc tốt nhất người cao tuổi.
Các vòng tay thông minh sẽ giúp theo dõi sức khỏe con người qua các thông số như nhịp tim, đường huyết, phát hiện các hóa chất độc hại tại môi trường và rất nhiều các chức năng khác.
Trên đây là 5 ứng dụng phổ biến của IoT, mong rằng chúng ta sẽ sớm được sử dụng các ứng dụng này phổ biến trong cuộc sống hàng này. Tìm hiểu các bài viết khác tại linh kiện điện tử 3M.