Ở bài trước mình đã hướng dẫn các bạn làm mạch tăng âm dùng Transistor KD718. Sau đây chúng ta cũng sẽ làm mạch loa, Amply đơn giản nhưng từ IC LA4440 và bìa cứng nhé .Hãy bắt tay làm cùng Linh kiện điện tử 3M nào!
Mạch loa, amply từ bìa cứng và IC LA4440
Linh kiện cần thiết
Hình ảnh linh kiện
Bước 1: Các bạn tải File mạch in sau đây về làm mạch nhé
Mạch in
Chú ý:
Trong File đã có đầy đủ mạch in, sơ đồ nguyên lý và sơ đồ lắp đặt để các bạn dễ dàng làm mạch nhé
Bước 2: Cắt một tấm bìa cứng vừa vặn với mạch in nào
Bìa cứng
Chú ý:
Ở bài viết này mình không dùng mạch in lên phíp đồng bởi vi:
- Làm bằng phíp đồng rất mất thời gian cho các công đoạn in được mạch in trên đó
- Mạch in của bài này khá đơn giản
- Không phải ai cũng làm được mạch in nên phíp đồng
- Tuy nhiên, làm mạch trên phíp đồng sẽ bền chắc hơn. Các bạn có thể làm mạch in trên phíp đồng với các bước làm mình đã hướng dẫn trên “ Góc học tập “ của Linh kiện điện tử 3M nhé!
Bước 3: Dán lớp mạch in lên tấm bìa cứng
Dán mạch in lên bìa cứng
Chú ý:
- Các bạn dùng băng dính để dán mạch in lên bìa cứng và nhớ là đừng dán lên phần mạch in màu đen nhé
- Dán xong dùng kéo cắt miếng bìa đã gắn mạch in cho vừa vặn như hình ảnh nhé!
Bước 4: Khoan lỗ chân linh kiện
Khoan lỗ chân linh kiện
Lưu ý: Những chân linh kiện mình khoanh màu đỏ các bạn không cần khoan vì không sử dụng tới nhé!
Bước 5: Gắn tấm tản nhiệt cho IC LA4440
Gắn tán nhiệt
Chú ý:
Các bạn gắn vào mặt sau của IC LA4440 nhé
Bước 6: Gắn IC LA4440 vào mạch nhé
Gắn IC LA4440 vào mạch
Chú ý:
- Các bạn gắn sao cho mặt có gắn tản nhiệt của IC LA4440 hướng ra ngoài nhé
- Gắn nhẹ nhàng tránh làm gãy bìa cứng nhé
Bước 7: Gắn tụ điện và điện trở vào mạch
Gắn tụ điện và trở
Chú ý:
- Gắn đúng cực của tụ điện giống như trong sơ đồ lắp đặt ( chân dương là chân dài hơn)
- Tụ C5 ( mũi tên màu xanh lá ) có giá trị 100uF
- Tụ C6 ( mũi tên màu xanh dương ) có giá trị 100uF
- Tụ C1 ( mũi tên màu trắng ) có giá trị 10uF
- Tụ C4 ( mũi tên màu vàng ) có giá trị 220uF
- Tụ C2 ( mũi tên màu cam ) có giá trị 47uF
- Tụ C3 ( mũi tên màu đỏ ) có giá trị 47uF
- Tụ C7 ( có kích thước lớn nhất ) có giá trị 1000uF
- Đọc đúng giá trị của điện trở ( đọc bằng vạch màu ) để gắn đúng trở giống như trong sơ đồ.
Bước 8: Gắn triết áp vào mạch
Gắn triết áp
Linh kiện được gắn hoàn chỉnh
Bước 9: Hàn chân linh kiện
Hàn chân linh kiện
Hàn chân linh kiện hoàn chỉnh
Lưu ý: Dùng tấm bìa khó hơn dùng phíp đồng ở chỗ đó là phải hàn đúng chân linh kiện theo mạch in. Tất cả những mạch in ( đường màu đen ) có chân linh kiện phải được nối với nhau.
Bước 10: Gắn và hàn Zắc cấp nguồn 12V vào mạch
Hàn chân Zắc nguồn vào mạch
Hàn kênh chân âm
Chú ý:
Chân “-“ của zắc các bạn hàn kênh lên để tránh chập mạch nhé
Bước 11: Các bạn có thể gắn thêm nguồn báo là Led vào mach
Chú ý:
- Vì mình dùng Led 3V nên ta dùng trở 1K để gắn vào mạch tránh cháy Led
- Chân “-“ của Led gắn luôn vào chân âm của mạch, chân “+” gắn vào trở 1K
Bước 12: Hàn vỏ của triết áp vào chân “-“ của mạch để đỡ bị rè
Hàn vỏ triết áp
Mạch hoàn chỉnh
Bước 13: Mắc nối tiếp 3 chiếc loa
Mắc nối tiếp 3 loa
Bước 14: Hàn chân dây loa vào mạch
Bước 15: Hàn một chân của zắc 3.5mm vào mạch
Hàn zắc 3.5mm vào mạch
Chú ý:
- Chỉ dùng một đầu của zắc 3.5mm
- Một đầu dây zắc hàn vào chân trong cùng của triết áp ( chân màu đỏ )
- Một đầu dây gắn với đầu “-“ của mạch ( chân màu vàng )
Bước 16: Test thử mạch
Test thử mạch
Chú ý:
- Cấp nguồn 12V cho mạch ( khi cấp nguồn thì đèn Led sáng )
- Dùng đầu còn lại của Zắc 3.5mm vào điện thoại hoặc laptop
- Điều chỉnh độ mạnh của loa bằng việc xoay triết áp
Như vây là sản phẩm đã được hoàn thành. Cũng không khó lắm đúng không các bạn. Âm thanh vô cũng to ,rõ và không bị rè.
Mọi thắc mắc các bạn có thể liên hệ tới bộ phận kĩ thuật của chúng tôi qua Hotline:024.6686.4747
Linh kiện điện tử 3M Chúc các bạn thành công với dự án của mình nhé !
Hoàng Đăng Dũng Trả lời
10/02/2020Tại sao tôi đã làm đúng như hướng dẫn nhưng loa chỉ đập một nhịp mà không theo nhạc?