MCR22-8 TO92 THYRISTOR 1.5A 600V
Thyristor (SCR) là một linh kiện điện tử bán dẫn có rất nhiều lợi ích và được sử dụng rất phổ biến trong các mạch điện tử nhờ có cấu tạo đặc biệt gồm 4 lớp bán dẫn n-p-n-p. Chúng ta có thể coi 4 lớp bán dẫn này tạo thành 2 transistor lưỡng cực một thuận và một nghịch.
MCR22-8 TO92 THYRISTOR
Nguyên lý hoạt động
- Thyristor có 3 cực là Anot, Katot và Gate lần lượt gọi là A-K-G
Cấu tạo Thyristor
- Phân tích về dòng cho thấy khi A - K có điện áp thuận, chưa có dòng chảy qua Thyristor. Ở thời điểm t có xung dòng thuận trên G thì NPN dẫn => PNP kích dẫn => dòng chảy từ Anode A qua Cathode K => Thyristor dẫn => có dòng I qua Thyristor
- Và Thyristor dẫn mãi đến khi nào I => 0 đến một giới hạn nhất định, hoặc khi anode A có điện áp nghịch (âm so với K) thì thyristor tắt. Sau đó phải có xung kích IG thì Thyristor mới dẫn ở chu kỳ mới. Thời điểm t qui định pha dẫn của Thyristor => quyết định công suất và điện áp nắn dòng biểu kiến.
- Phân cực ngược Thyristor là nối A vào cực âm, K vào cực dương của nguồn VCC. Trường hợp này giống như diode bị phân cực ngược, lúc này sẽ chỉ có dòng rò rất nhỏ đi qua Thyristor. Khi tăng điện áp ngược lên đủ lớn thì Thyristor sẽ bị đánh thủng và dòng điện qua theo chiều ngược
Thông số kỹ thuật
- Dòng thuận cực đại thyristor: 1.5A
- Điện áp ngược cực đại: 600V
- Dải nhiệt độ hoạt động: -40ºC~125ºC
- Kiểu chân cắm TO92
- Dòng rò thấp
Ứng dụng
Thyristor có rất nhiều ứng dụng và nổi bật nhất là chỉnh lưu dòng có điều khiển...
Một ứng dụng đơn giản
Mạch đèn khẩn cấp khi mất điện
Mạch đèn khẩn cấp
- Bình thường đèn 6V cháy sáng nhờ nguồn điện qua mạch chỉnh lưu. Lúc này Thyristor ngưng dẫn do bị phân cực nghịch, accu được nạp qua D1, R1. Khi mất điện, nguồn điện accu sẽ làm thông SCR và thắp sáng đèn
Hướng dẫn sử dụng và lưu ý
- Thyristor là một linh kiện điện tử phân cực do đó cần chú ý thứ tự các chân và các cực khi lắp ráp
- Sử dụng nguồn phù hợp với các giá trị cực đại để Thyristor có thể làm việc lâu dài với hiệu suất cao