Hướng dẫn mạch đèn nhà vệ sinh tự động đơn giản

Đăng bởi Diễn vào lúc 23/11/2017

Hướng dẫn mạch đèn nhà vệ sinh tự động

Không có nhiều tiền để mua sẵn trên thị trường nhưng vẫn muốn sử dụng các thiết bị đèn tự động thì bạn sẽ làm gì? Bạn có biết, chỉ cần sử dụng các linh kiện đơn giản bạn đã có thể thiết kế ra một phụ kiện nhà vệ sinh vô cùng thú vị. Trong bài viết này linh kiện điện tử 3M sẽ hướng dẫn các bạn làm mạch đèn nhà vệ sinh tự động.

 

Mạch đèn nhà vệ sinh

Mạch đèn nhà vệ sinh

Có lẽ nhiều bạn sẽ thắc mắc lý do tại sao chúng ta không sử dụng bộ cảm biến chuyển động đúng không ạ? Tuy nhiên có 1 vấn đề xảy ra với thiết kế đó. Khi sử dụng bộ cảm biến chuyển động thì khi bạn đứng im không chuyển động thì sau một thời gian ngắn đèn sẽ tự tắt. Không một ai muốn sử dụng phòng tắm trong bóng tối đúng không?

Chính vì thế, chúng ta sẽ cần sử dụng các linh kiện khác phù hợp hơn.

Linh kiện sử dụng cho mạch đèn vệ sinh tự động:

 

Hình ảnh linh kiện để làm mạch đèn nhà vệ sinh

Hình ảnh linh kiện để làm mạch đèn nhà vệ sinh

 

Sơ đồ nguyên lý mạch đèn tự động

 

Sơ đồ nguyên lý mạch đèn vệ sinh

 

Các bước làm mạch đèn nhà vệ sinh tự động

Bước 1: Các bạn tải file mạch in ở trên về in ra nhé

 

Mạch in

Mạch in

Lưu ý:

Trong file trên đã có đầy đủ : sơ đồ nguyên lý, các linh kiện cần sử dụng, file nạp code cho IC và cuối cùng là mạch in dùng để in ra trên phíp đồng.

 

Chú ý:

  • File chỉ mở được khi có kết nối internet
  • File để ủi lên phíp đồng nên phải in trên giấy ảnh mỏng hoặc giấy thuốc ới được nhé

 

Bước 2: Cắt một phíp đồng vừa với mạch in của chúng ta nào

 

Bước 3: Dùng giấy ráp đánh xước bề mặt phíp đồng để phần mạch in dễ bám vào phíp đồng

 

Phíp đồng được làm sạch

Phíp đồng được làm sạch

 

Bước 4: Bọc giấy in mạch vào phíp đồng

 

Bọc giấy in mạch vào phíp đồng

Bọc giấy in mạch vào phíp đồng

 

Bước 5: Để bàn là ở chế độ nóng nhất và ủi phíp đồng trong khoảng 10 phút

 

Là mạch

Là mạch

 

Bước 6: Sau khi là xong bỏ ngay phíp đồng vào nước lạnh nhé, và nhẹ nhàng kì cọ, bóc tách lớp giấy ra.

 

Lưu ý:

Phải loại bỏ hoàn toàn lớp giấy cho đến khi chỉ còn lại những đường mạch in màu đen thôi nha

 

Bước 7: Ngâm mạch vào dung dịch FeCl3 để ăn mòn

 

Phíp đồng sau khi ăn mòn

Phíp đồng sau khi ăn mòn

Lưu ý:

  • Trong điều kiện thường ta ngâm mạch từ 10 đến 15 phút để bột sắt có thể ăn mòn hết đồng.
  • Nếu các bạn muốn nhanh chóng thì dùng nước nóng hoặc ngâm ngoài trời nắng phản ứng sẽ xảy ra nhanh hơn.
  • Các bạn cũng có thể ăn mòn đồng với dung dich HCl và H2O2

 

Bước 8: Lấy miếng đồng ra rửa sạch, đánh bay lớp mực đen đi, khi đó những đường mạch đồng láng o hiện ra

 

Phíp đồng với mạch in hoàn chỉnh

Phíp đồng với mạch in hoàn chỉnh

 

Bước 9: Khoan lỗ chân linh kiện

 

Khoan lỗ chân linh kiện

Khoan lỗ chân linh kiện

 

Bước 10: Lắp các linh kiện vào mạch

 

Lắp Domino 2, tụ hóa , điện trở, Diode, Diode cầu vào mạch

Lắp Domino 2, tụ hóa , điện trở, Diode, Diode cầu vào mạch

 

Gắn cầu nối vào mạch

Gắn cầu nối vào mạch

 

Linh kiên được lắp hoàn chỉnh

Linh kiên được lắp hoàn chỉnh

Chú ý:

  • Chiều dương của Diode cầu hướng về phía trên bên tay phải
  • Chiều đánh dấu tráng của Diode 4007 hướng xuống dưới
  • Chiều dương của Led ( chân dài hơn )hướng xuống dưới
  • Tụ hoá 2200uf ở bên trên có đầu âm ( đầu đánh dấu đen ) hướng xuống dưới
  • Tụ hóa 2200uf ở bên trên có đầu âm hướng xuống sang trái
  • Các bạn nhớ lắp đúng chiều IC ổn áp 7805, Transistor C1815, H1061 như hình ảnh nhé
  • Chiều dương của Buzer ( chiều đánh dấu ) hướng lên trên
  • Sử dụng biến áp cắp trực tiếp trên bo khiến mạch sẽ nhỏ gọn hơn

 

Bước 11: Hàn chân linh kiện

 

Hàn chân linh kiện

Hàn chân linh kiện

 

Bước 12: Nạp code cho PIC 12F629

Để nạp IC bạn vào click “ dentudong.hex” trong file đã tải về và nhấn Write để chèn vào IC

 

Nạp code cho IC

Nạp code cho IC

 

Chương trình nạp code

Chương trình nạp code

 

Nạp code

Nạp code

Lưu ý:

Các  bạn có thể mua IC đã nạp code sẵn

 

Bước 13: Nắp não PIC 12F629 vào đế 8 chân

 

Nắp não IC vào đế IC

Nắp não IC vào đế IC

 

Bước 14: Lắp Module cảm biến tiệm cận hồng ngoại với mạch thông qua Domino 3

 

Cảm biến hồng ngoại tiệm cận

Cảm biến hồng ngoại tiệm cận

Chú ý:

  • Các bạn nắp theo thứ tự nâu, đen, xanh dương
  • Một số lưu ý về cảm biến hồng ngoai tiệm cận:
  • Nguồn cấp điện áp cho các dây như trên hình ảnh
  • Điều chỉnh tăng giảm khoảng cách nhận biết bằng việc điều chỉnh ốc ở cuối module: xoay theo chiều kim đồng hồ là tăng khả năng nhận biết khoản cách và ngược lại.

 

Bước 15: Nối dây nguồn và bóng đèn vào mạch và test thử

 

Nối nguồn và bóng đèn vào mạch

Nối nguồn và bóng đèn vào mạch

Như vậy là đã hoàn thành sản phẩm. cũng không khó lắm đúng không các bạn?

Mọi thắc mắc các bạn có thể liên hệ tới bộ phận kĩ thuật của chúng tôi qua Hotline:024.6686.4747

Linh kiện điện tử 3M Chúc các bạn thành công với dự án của mình nhé !

Bình luận (9 bình luận)
binh-luan

Hoàng trọng sáu

28/05/2019

Mình thích bộ cảm biến này nhưng mua nó ở đâu bạn nhĩ, nếu đc bạn cung cấp địa chỉ số đt cho mình đc k?

binh-luan

Thuận

06/01/2019

Shop có bán mạch hoàn chỉnh ko? Báo giá

binh-luan

Hồ Huy Phong

25/07/2018

Shop cho hỏi là bên bạn có làm một bộ như thế kg và giá là bao nhiêu,nếu có xin gửi mail lại cho mình

binh-luan

Trường thịnh

17/04/2018

Shop có bán mạch hoàn chỉnh đầy đủ như trên không ? Báo giá...?

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Xin chào
close nav
DANH MỤC
DANH MỤC SẢN PHẨM
zalo
Hotline
0963 288 854