Bạn có bao giờ gặp rắc rối với việc đo dạc khoảng cách giữa các vật? Ví dụ như: sai số lớn, thước đo không rõ độ chia vạch, chiều dài của thước đo không đủ,…Đừng lo, linh kiện điện tử 3M sẽ hướng dẫn các bạn chế thước điện tử mà khi đo khoảng cách giữa các vật sẽ hiển thị trên mặt LCD của mạch vô cùng chính xác.
Thước đo điện tử
Linh kiện cần thiết
Các dụng cụ thiết bị dùng để làm mạch: phíp đồng, máy hàn, máy khoan, bột sắt,…
Hình ảnh linh kiện
Hướng dẫn các bước làm thước điện tử
Bước 1: Các bạn tải file mạch in ở trên về in ra nhé
https://drive.google.com/open?id=0B2L...
Mạch in
Lưu ý:
Trong file trên đã có đầy đủ : sơ đồ nguyên lý, các linh kiện cần sử dụng, mạch in lớp trên và lớp dưới, sơ đồ lắp linh kiện và cuối cùng là mạch in dunf để in ra trên phíp đồng.
Chú ý:
- File chỉ mở được khi có kết nối internet
- File để ủi lên phíp đồng nên phải in trên giấy ảnh mỏng hoặc giấy thuốc ới được nhé
Bước 2: Cắt một phíp đồng vừa với mạch in của chúng ta nào
Phíp đồng
Bước 3: Dùng giấy ráp đánh xước bề mặt phíp đồng để phần mạch in dễ bám vào phíp đồng
Làm sạch phíp đồng
Bước 4: Bọc giấy in mạch vào phíp đồng
Bọc giấy in mạch vào phíp đồng
Bước 5: Để bàn là ở chế độ nóng nhất và ủi phíp đồng trong khoảng 10 phút
Là mạch
Bước 6: Sau khi là xong bỏ ngay phíp đồng vào nước lạnh nhé, và nhẹ nhàng kì cọ, bóc tách lớp giấy ra.
Lưu ý:
Phải loại bỏ hoàn toàn lớp giấy cho đến khi chỉ còn lại những đường mạch in màu đen thôi nha
Bước 7: Ngâm mạch vào dung dịch FeCl3 để ăn mòn
Ngâm mạch
Phíp đồng sau khi ăn mòn
Lưu ý:
- Trong điều kiện thường ta ngâm mạch từ 10 đến 15 phút để bột sắt có thể ăn mòn hết đồng.
- Nếu các bạn muốn nhanh chóng thì dùng nước nóng hoặc ngâm ngoài trời nắng phản ứng sẽ xảy ra nhanh hơn.
- Các bạn cũng có thể ăn mòn đồng với dung dich HCl và H2O2
Bước 8: Lấy miếng đồng ra rửa sạch, đánh bay lớp mực đen đi, khi đó những đường mạch đồng láng o hiện ra
Phíp đồng với mạch in hoàn chỉnh
Bước 9: Khoan lỗ chân linh kiện
Khoan lỗ chân linh kiện
Bước 10: Gắn các cầu nối vào phíp đồng như hình vẽ
Gắn cầu nối vào mạch
Chú ý:
- Các bạn gắn cầu nối đúng như trong sơ đồ nhé
- Mũi tên màu trắng là vị trí gắn cầu nối trên sơ đồ
- Mũi tên màu đen là vị trí gắn cầu nối trên bảng mạch
Bước 11: Gắn điện trở vào mạch
Gắn trở vào mạch
- Khoanh tròn màu vàng là 2 điện trở 10K
- Khoanh tròn màu xanh là điện trở 1K
- Khoanh tròn màu trắng là điện trở 300 Ohm
Bước 12: Gắn các linh kiện còn lại vào bảng mạch
Linh kiện được gắn hoàn chỉnh trên bản mạch
Chú ý:
- Các bạn nhớ cắm đúng chiều của linh kiện như trong sơ đồ lắp đật nhé
- Chiều dương của led ( chân dài hơn ) hướng ra phía tay phải nhé
Bước 13: Hàn chân linh kiện
Hàn chân linh kiện
Chú ý: Các bạn nhớ hàn nhanh để tránh làm hỏng linh kiện nhé
Bước 14: Lắp và hàn rào cái vuông vào LCD
Lắp rào cái vuông vào LCD
Hàn rào cái vuông vào LCD
Bước 15: Nạp code cho não IC bằng cách chèn file main.hex trong phần tải về thông qua các phụ kiện như hình ảnh
Nạp code cho não IC
Lưu ý: Các bạn nên mua IC đã nạp sẵn chương trình cho đỡ mất thời gian
Bước 16: Lắp não IC vào đế IC và màn hinh LCD vào mạch
Lắp não IC vào đế IC
Lắp màn hình LCD vào mạch
Bước 17: Lắp nút nhấn vào mạch
Chú ý: Các bạn dùng tuavit để gắn chặt nút nhấn vào mạch nhé
Bước 18: Lắp pin 9V vào mach
Pin 9V
Lắp pin vào mạch
Chú ý:
Các bạn nhớ hàn đúng cực âm dương của pin vào mạch thông qua Domino 2
Bước 19: Điều khiển biến áp tinh chỉnh bằng tuavit cho đến khi màn hình LCD hiện chữ thật rõ ràng
Chú ý:
- Trước khi điều chỉnh bạn nhớ gạt công tắc để mạch hoạt động đã nhé
- Để mạch hoạt động ta cần nhấn giữ nút và di chuyển mạch đến khoảng cách vị trí cần đo.
Như vậy là sản phẩm đã hoàn thiện rồi đó, cũng không khó lắm đúng không các bạn?
Hãy bắt tay làm cùng với Linh kiện điện tử 3M để làm sản phẩm hữu ích này
Mọi thắc mắc các bạn có thể liên hệ tới bộ phận kĩ thuật của chúng tôi qua Hotline:024.6686.4747
Linh kiện điện tử 3M Chúc các bạn thành công với dự án của mình nhé !